Giỏ hàng

Cách KFC và Pizza Hut sinh tồn trong đại dịch

Tập đoàn Yum China Holdings – nhà điều hành KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc đang tìm cách tăng doanh thu bằng việc thử nghiệm các loại hình kinh doanh mới.

 Yum China hiện đang điều hành khoảng 9.200 cửa hàng trên toàn quốc.

Theo báo cáo thường niên mới nhất, tập đoàn sở hữu đủ lượng tiền mặt để tồn tại ngay cả khi nhu cầu ăn uống giảm xuống gần bằng 0 và hơn 30% cửa hàng đã phải đóng cửa trong giai đoạn cao điểm của đại dịch. Tháng trước, tập đoàn đã dự kiến sẽ lỗ trong hoạt động kinh doanh tháng 3, và quý tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, Yum China đã bắt đầu có những điều chỉnh trong thực đơn, cho phép người tiêu dùng đặt thức ăn phù hợp với nhu cầu và ngân sách thông qua app KFC. Còn Pizza Hut hiện đang cung cấp bít tết sống, cùng với công thức nướng pizza hoàn chỉnh để người mua có thể tự làm tại nhà. Dịch vụ giao hàng tận nơi được thực hiện theo hình thức “không tiếp xúc”: người giao sẽ đặt đồ ăn tại vị trí khách hàng đặt rồi đứng cách xa 2 mét để quan sát việc nhận hàng.

Lượt khách hàng đang dần tăng trở lại nhưng vẫn cần thêm thời gian” – Giám đốc điều hành tập đoàn Joey Wat cho biết trong một buổi phỏng vấn vào hôm thứ 5 tuần rồi ở Thượng Hải. “Thách thức luôn đi cùng với cơ hội, chúng tôi tin có thể tạo ra những cú hích lớn”.

Dịch vụ giao hàng “không tiếp xúc” của KFC

Việc kinh doanh của các nhà hàng ở Trung Quốc gần như chững lại trong 2 tháng qua do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: 81.000 người nhiễm bệnh, 3.200 người chết kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12. Mặc dù các ca nhiễm trong nước đang có xu hướng giảm nhờ những biện pháp ngăn chặn kiên quyết như yêu cầu người dân ở yên trong nhà, nhiều người vẫn còn lo sợ khi đại dịch này đã lan rộng ra toàn cầu.

Tại Trung Quốc, khoảng 60% các chủ nhà hàng đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tiền trong vòng 6 tháng tới (theo số liệu thống kê của Bloomberg và báo cáo của các công ty). Nhiều nhà hàng vừa và nhỏ đã phải đóng cửa. Trong khi đó, dịch vụ giao thức ăn, vốn chiếm ⅓ doanh số của Yum China trước khi dịch bệnh bùng nổ, nay tăng một cách đáng kể.

Cơ hội để sáng tạo và đổi mới

Theo các chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, sự vận hành của dòng tiền tự do mạnh mẽ của Yum China trong những năm 2018 – 2019 sẽ kết thúc trong năm nay, khi các cửa hàng phải đóng cửa, thời gian hoạt động ít đi và lượt khách hàng giảm do sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Thêm vào đó, trong tình hình hiện tại, gã khổng lồ này phải đối mặt với những thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt và giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Ngoài ra, doanh số bán hàng của Pizza Hut đã không đáp ứng sự đồng thuận của các chuyên gia phân tích trong 2 quý trước khi đại dịch xảy ra.

Tuy nhiên, bà Joey Wat đã đưa ra một tín hiệu lạc quan. Vì Yum China quản lý trực tiếp hầu hết các cửa hàng của mình, không thông qua các bên nhượng quyền như công ty mẹ Yum Brand ở Mỹ, nên họ có thể nhanh chóng đổi mới và điều chỉnh mô hình kinh doanh dễ dàng.

Bà bày tỏ công ty vẫn mong muốn có thể mở thêm vài trăm cửa hàng trong năm nay, và không có bất kì kế hoạch sa thải nhân viên nào. Khoảng 95% các cửa hàng vẫn đang hoạt động dù cho tâm lý người tiêu dùng vẫn còn nhiều lo ngại.

Để phục hồi công việc kinh doanh, chúng tôi cần phải kiên nhẫn thêm chút nữa. Quý 2 sắp tới vẫn sẽ còn nhiều thách thức.” – bà Wat nói. “Cuộc khủng hoảng này cũng cho chúng tôi cơ hội để cởi mở hơn với sự đổi mới”.

Nguồn: Thương trường 24h


Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Linkedin