Marketing du kích và 7 câu chuyện truyền cảm hứng (Phần 1)
Từ “du kích”, ở dạng viết, mang hàm ý rất “chiến đấu”. Nó gợi lên hình ảnh của sự nổi loạn và xung đột. Đặt nó bên cạnh thuật ngữ marketing và bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi về ý nghĩa của cụm từ “Marketing du kích” này.
Marketing du kích không phải là một hình thức giao tiếp mang hơi hướng “chiến đấu”. Nếu như vậy, chúng sẽ vi phạm các nguyên tắc về inbound. Trên thực tế, đây thực sự là một hình thức marketing inbound cực kỳ độc đáo nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu trong tâm trí của một lượng lớn người sử dụng, nhưng không làm gián đoạn nhận thức đã có sẵn của họ về thương hiệu.
Tuy nhiên, vì vì phương pháp này rất mới lạ nên định nghĩa của cụm từ marketing du kích khá khó để giải thích. Marketing du kích thường được giải thích một cách rõ nhất qua quan sát, vì từ đó chúng ta sẽ hiểu được cách sử dụng hiệu quả nhất cho chiến thuật này.
Chúng ta sẽ bắt đầu với những định nghĩa cơ bản như thuật ngữ này bắt nguồn từ đâu, hoạt động thế nào và các ví dụ đã thành công khi áp dụng chiến thuật này.
Vậy, Marketing du kích là gì?
Nền móng của chiến thuật du kích trong chiến tranh
Khi chúng ta nghe thấy thuật ngữ marketing du kích, khó có thể không nghĩ đến chiến tranh du kích – đây chính là sự bắt nguồn của thuật ngữ này. Trong bối cảnh chiến tranh, chiến thuật du kích phụ thuộc phần lớn vào yếu tố bất ngờ. “Phục kích, phá hoại, đột kích” là định nghĩa của Creative Guerrilla Marketing.
Nhưng làm thế nào để định nghĩa này chuyển thành công việc chúng ta làm hàng ngày? Trong marketing, du kích ám chỉ yếu tố bất ngờ. Chiến thuật này dùng để tạo ra các chiến dịch độc đáo gây bất ngờ cho người sử dụng. Dưới đây là một vài ví dụ.
Thuật ngữ này được tạo ra vào đầu những năm 1980 bởi Jay Conrad Levinson, tác giả của những cuốn sách về chiến thuật du kích trong các ngành nghề chuyên nghiệp. Tất nhiên, vào thời điểm đó, marketing du kích được hiểu với một ý nghĩa hoàn toàn khác, và chúng vẫn còn tiếp tục thay đổi bởi các nền tảng mạng xã hội ngày nay. Các ví dụ tiếp theo sẽ cho bạn thấy những sự khác biệt này được thể hiện ra sao.
Tiết kiệm ngân sách
Lợi thế của marketing du kích là chi phí đầu tư thấp. Mảng được tập trung nhiều nhất trong chiến thuật này là cách thực hiện sáng tạo, thông minh – chi phí dành cho mảng này không nhất thiết phải cao. Michael Brenner đã tóm tắt một cách độc đáo trong bài viết của mình “guerrilla content,”, ông diễn tả chiến lược marketing này giống như việc tìm ra những ý nghĩa khác cho các nội dung đã có sẵn, ví dụ như việc lấy một vài phân đoạn của một báo cáo, sau đó phân tích và viết blog cho mỗi phân đoạn. Đó là một khoản đầu tư về thời gian chứ không phải tiền bạc.
Như vậy, bạn có thể hiểu marketing du kích hoạt động bằng cách tìm ra những ý nghĩa khác cho môi trường mà khách hàng của bạn đang hoạt động. Hãy đánh giá thị trường và tìm ra phân khúc mà bạn có thể mang lại những ý nghĩa khác biệt kèm theo với thương hiệu của mình.
Các thể loại marketing du kích:
Mặc dù khá chuyên biệt, tuy nhiên marketing du kích vẫn có những mảng nhỏ hơn, được phân tích bởi ALT TERRAIN:
- Ngoài trời: tạo ra một sự thích thú cho môi trường đã có sẵn, như đặt những vật thú vị và di dời được lên một bức tượng, hoặc triễn lãm các tác phẩm nghệ thuật tạm thời trên vỉa hè và đường phố.
- Trong nhà: tương phản với ngoài trời, chiến thuật này chỉ diễn ra ở các địa điểm trong nhà như ga tàu, cửa hàng và các tòa nhà trong khuôn viên trường đại học.
- Sự kiện: Thúc đẩy khán giả của một sự kiện đang diễn ra – như một buổi hòa nhạc hoặc một sự kiện thể thao – để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ một cách thú vị, thường là không có sự cho phép của các nhà tài trợ sự kiện.
- Thử nghiệm: Tất cả những mảng trên, nhưng có gắng thúc đẩy công chúng tương tác với thương hiệu.
Nếu không có ngữ cảnh, toàn bộ ý tưởng về marketing du kích có thể hơi khó hiểu, vì vậy, hãy xem các thương hiệu lớn triển khai chiến thuật này như thế nào.
Nguồn: Hubspot – What Is Guerrilla Marketing? 7 Examples to Inspire Your Brand
Tác giả: Amanda Zantal-Wiener