Cuộc chiến video ads dưới dạng native ads trên nền tảng điện thoại di động.
Sự ra đời của điện thoại thông minh vào năm 2007, mang lại sự trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với người dùng, khi nền tảng này ra đời, tạo ra nhiều cơ hội cho mọi người trên toàn thế giới trong việc tham gia vào cùng tạo lập và phát triển các ứng dụng và phổ biến chúng, từ đó mang lại nguồn doanh thu. Và nguồn doanh thu quan trọng nhất không thể không kể tới đó chính là quảng cáo. Trong thời kì đầu của sự phát triển, mọi người biết nhiều hơn tới quảng cáo display ads, video ads, nhưng không có gì nổi trội, sau đó là sự xuất hiện của native ads đã phá vỡ tất cả điều này tạo ra một tầm nhìn phát triển vượt bậc khi kết hợp videoads dưới dạng native ads. Và một cuộc chiến thực sự đã bắt đầu trong việc chia miếng bánh ngọt này.
Vine, O mobli, Instagram (từ trái qua phải từng là đối thủ một thời
Chúng ta hãy quay ngược thời gian trở về thời điểm cách đây chừng 7, 8 năm trước, vào năm 2011 khi mà native ads bắt đầu được cộng đồng công nghệ chú ý tới. Và sự kết hợp của native ads vào video ads đã được áp dụng ngay sau đó trong việc đưa video quảng cáo vào trình cuộn video nội dung, cụ thể vào tháng 6/2012 với sự ra đời của Vine, có thể đây là cái tên lạ lẫm với nhiều người, một dịch vụ lưu trữ video ngắn có độ dài tầm 6s, Twitter ngay sau đó đã nhận thấy được tiềm năng mà Vine mang lại, ngay lập tức đã mua Vine vào tháng 12 cùng năm, trong thời điểm này đối thủ khét tiếng nhất của Vine trên mạng xã hội chính là Instagram và Omobli. Mặc dù Instagram không sử dụng video tại thời điểm ban đầu nhưng nó đã tích hợp sẵn tính năng chụp ảnh và chia sẻ trực tiếp, tại thời kì mà chụp ảnh tự sướng còn đang thịnh hành và trở thành một cái tên nổi bật hơn tất cả, tạo ra nguy cơ cho facebook, khiến facebook đã quyết định mua lại instagram vào cùng năm 2012. Còn với cái tên xa lạ O' mobli đến từ Irael, O mobli ra đời với nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng lại gặp nhiều rắc rối liên quan đến vấn đề quản lý, trong việc bắt đầu sự đồng hành với nền tảng của window phone, dẫn tới sự phá sản, kết thúc cuối cùng của ứng dụng vào năm 2016, giai đoạn 2012, 2013 có thể xem là thời kì hoàng kim của O' mobli mặc dù vẫn đứng sau Vine. Khi Vine và O' mobli phát triển, thì facebook không nhận thấy rằng một nền tảng riêng dành cho video là cần thiết, vì facebook đã tích hợp xen lẫn video trong nền tảng của mình.
Năm 2013 Vine trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên appstore của IOS, cũng trong thời điểm này một tên tuổi mới ra đời chính là Snapchat một ứng dụng gửi tin nhắn được phát triển bởi các sinh viên của đại học Stanford,tuy nhiên snapchat khác biệt hoàn toàn so với các ứng dụng khác, nó là một mạng chia sẻ nội bộ tin nhắn, hình ảnh, video với thời lượng tối đa 10s cho bạn bè hoặc cho một nhóm bạn bè, và dần được sử dụng rộng rãi nhiều hơn, và sự phát triển của Snapchat thuộc về một mảng khác.
Musical.ly một nền tảng đăng tải video hát nhép các bài hát nổi tiếng của người dùng
Vào năm 2014 tại Thượng Hải Trung Quốc, sự ra đời của Musical.ly khiến cho thị trường trở nên nóng hơn bao giờ hết, một nền tảng video kết hợp âm nhạc kéo dài từ 15 - 1 phút, người dùng có thể nghe nhạc với tốc độ khác nhau và hát nhép những bài hát được hâm mộ, Musical.ly nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Nhận thấy tiềm năng, đến tháng 8 năm 2015 Vine đã giới thiệu Vine music với các bản nhạc tuyệt vời, đến năm 2016 Vine cho phép người dùng đăng tải Video lên tới 140s, đây có thể là quyết định sai lầm của Vine dẫn tới sự việc đóng cửa ứng dụng ngay sau đó, vì độ dài của các video nếu quá dài sẽ giảm sự đổi mới mà trải nghiệm mang lại mất đi tính thú vị, vì vậy mà các video ads dạng native ads được thêm vào có thể sẽ mất đi hiệu quả. Cũng trong lúc này Facebook bắt đầu nhận thấy tiềm năng mà video ads có thể tạo ra từ trước đó và quyết định tách riêng nền tảng video ra khỏi nội dung chính thành một phần riêng biệt, tuy vậy không đạt được nhiều hiệu quả mong đợi, sự ra đi của Vine khiến cho facebook đưa tới một quyết định tiếp theo vào tháng 4/2016 thêm hỗ trợ cho video và tin nhắn trực tiếp trên Instagram ( Instagram stories)
Đến cuối năm 2016 Tiktok ra đời với việc đăng tải các video hài hước của cộng đồng mạng Trung Quốc dưới cái tên Douyin (cái tên Tiktok dành cho thị trường nước ngoài, cả hai được đồng bộ hóa giống nhau, nhưng sử dụng mạng khác nhau để duy trì hạn chế kiểm duyệt từ phía chính phủ), một ứng dụng cho phép tạo video kéo dài từ 3 -15s của ByteDance (công ty công nghệ của Trung Quốc, hoạt động chính trong lĩnh vực machine learning). Sự phát triển của Tiktok không mấy nổi trội, mặc dù vẫn đạt được sự chú ý tích cực. Sự lột xác phải kể tới vào cuối năm 2017 khi ByteDance mua lại Musical.ly và kết hợp hai nền tảng này lại với nhau vào đầu năm 2018, dưới cái tên tiktok, Tiktok đã lớn mạnh lên một cách nhanh chóng và chở thành kẻ cầm đầu Videoads dưới dạng native ads vào năm 2019, mặc dù về video ads nói chung thì youtube vẫn đang đứng đầu, trong một kho video khổng lồ của mình với hơn 2 tỷ người sử dụng. Youtube cũng áp dụng video ads dưới dạng native ads một cách nhẹ nhàng như thêm vào trong list các video của mình, người dùng không cẩn thận có thể tích vào, nhìn chung quảng cáo video ads mà youtube có được phần lớn là video quảng cáo trong trường nội dung chính của video. Google cũng có được Google + cho mình tương tự facebook, với nền tảng video xen kẽ trong trường nội dung chính, nhưng Google đã có youtube, nên việc tách ra một trường video riêng cho Google + là điều mà Google không bao giờ làm (do các lỗi về bảo mật đến tháng 3/2019 ứng dụng này đã bị đóng cửa, nó vẫn được sử dụng cho các doanh nghiệp trong mạng nội bộ công ty, người dùng của G suit)
Lasso và Tiktok một cuộc chiến đầy hứa hẹn trong tương lai
Facebook hiện nay đang vướng phải một mớ bòng bong, khi phải tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các ứng dụng của mình, với video thì độ sắc nét không bằng youtube, với sự trao đổi làm việc nhóm thì không bằng snapchat, mạng chia sẻ hình ảnh thì lại tách riêng ra thành Instagram, hình ảnh trên facebook thì vẫn chưa thể tối ưu hóa. Nói chung facebook có tất cả nhưng không thể tối ưu hóa tất cả. Khi các nền tảng ứng dụng khác đang đánh lẻ và tạo ra nhiều sự khó khăn. Trước sự nổi lên của Tiktok, facebook nhận ra rằng mình cần có một nền tảng chuyên biệt dành riêng cho sự phát triển của trình diễn video cũng như thêm vào video ads, và Lasso đã ra đời. Ứng dụng Lasso ra mắt vào tháng 11/2018 cùng thời điểm Tiktok ra mắt Tiktok ads tại hai thị trường Ấn Độ và Mỹ và đến cuối năm nay sẽ mở rộng ra toàn thế giới, hứa hẹn sự cạnh tranh trực tiếp với tiktok trên toàn thế giới.
Vine thực không can tâm cho sự ra đi của mình để nhường lại chỗ cho Tiktok, nhà sáng lập của Vine Hofmann đã hứa hẹn rằng ứng dụng này sẽ quay trở lại vào năm 2019, nhưng điều này đã không xảy ra cho tới tận tháng 7/2019 do những vướng mắc do rào cản về tài chính, pháp lý mang lại. Và mọi người đang chờ mong những diễn biến mới hơn trong cuộc chiến này. Liệu Lasso có thể cân lại Tiktok cũng như Vine có thể trở lại và bước vào thời kì hoàng kim như đã từng đạt được.
Nguồn internet